Cách chữa trị gãy xương gò má

Xương gò má là một xương của khối xương mặt, là một xương dày và khoẻ hình 4 cạnh tiếp khớp với 4 xương: xương trán, cánh lớn xương bướm, xương thái dương, xương hàm trên bằng 4 khớp: trán gò má, bướm gò má, thái dương gò má. Xương gò má có ba mặt, bốn bờ và ba góc.

Xương gò má góp phần tạo nên sàn và thành ngoài ổ mắt, nên mọi thay đổi về vị trí và hình thể của xương gò má đều có thể ảnh hưởng đến hoạt động chức năng của mắt.

Mỏm tiếp của xương gò má có cơ cắn bám và tiếp giáp ở phía trong với cơ thái dương. Nên khi gãy xương gò má thì dễ bị di lệch thứ phát do hoạt động của cơ cắn , và khi mỏm tiếp gãy lún vào bên trong thì thường làm há miệng hạn chế.

Cơ thái dương: Nguyên uỷ từ sàn hố thái dương và mạc thái dương đi luồn ở mặt trong cung tiếp đến bám ở bờ trước mỏm quạ và bờ trước của nghành lên xương hàm dưới. Vì vậy khi cung tiếp bị gãy lún vào trong thì sẽ chèn ép nhóm cơ này làm há miệng hạ chế.

Ống dưới ổ mắt: nằm trong xương hàm trên, gần với mỏm gò má, nên khi gãy xương gò má thì nó dễ bị vỡ, gián đoạn gây chèn ép dây thần kinh hàm trên nằm ở bên trong ống. Nếu không được điều trị thì dễ để lại di chứng thần kinh sau này.

Cách chữa trị gãy xương gò má
Cách chữa trị gãy xương gò má


Dây thần kinh mặt: Thoát ra khỏi sọ ở lỗ trâm chũm, đi giữa hai thuỳ của tuyến mang tai sau đó toả ra các nhánh tận ở nông. Nhánh thái dương, gò má và má đi gần xương gò má gây cản trở cho phẫu thuật xương gò má.

Xoang hàm: nằm trong xương hàm trên, vì thành xoang mỏng nên nó thường bị vỡ khi có gãy xương gò má, gây chảy máu trong xoang và đôi khi thoát vị các thành phần xung quanh vào trong xoang, gây khó khăn cho công việc điều trị.

Nhãn cầu: được cấu tạo bởi 3 lớp vỏ. Xung quanh nhãn cầu có các cơ vận nhãn., trong đó có hai cơ dễ bị ảnh hưởng khi có gãy xương gò má đó là cơ thẳng dưới và cơ chéo dưới. Hai cơ này dễ bị tụt kẹt dẫn đến giới hạn vận động nhãn cầu.

Mục đích của điều trị là nắn chỉnh biến dạng xương và phục hồi thẩm mỹ cũng như chức năng của phần xương gãy. Để ổn định xương gò má trong không gian ba chiều sau khi nắn chỉnh, thì nên kết hợp xương.

Phẫu thuật nên tiến hành ở ngày thứ 4 - 8 sau chấn thương khi đã hết phù nề, nhưng chú ý không nên để quá lâu vì xương gò má gãy cal xơ nhanh. chính vì lý do này mà ở trẻ em thì nên tiến hành phẫu thuật sớm hơn.

Nắn chỉnh để phục hồi lại đường viền và kích thước của ổ mắt, giải phóng chèn ép dây thần kinh dưới ổ mắt. Phục hồi lại các chức năng của nhãn cầu - mi mắt bằng việc phục hồi lại dây chằng mi mắt ngoài và sàn ổ mắt.

Nhận xét